Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC HỌC TIẾNG NHẬT

Mình thường được hỏi: “Học tiếng Nhật có khó không?” và câu trả lời là: “Khó! Nhưng học rất thú vị.”
にほんごはむずかしいですが、おもしろいです。
Nói về cái khó trong học tiếng Nhật. 
Khó vì lạ (chữ viết không giống). Khó vì thứ tự trong câu ngược với tiếng Việt. Khó vì ngữ pháp: phải chia quá khứ/phi quá khứ, phải chuyển đổi sang cách thể hiện kính ngữ. Khó vì thiếu môi trường và dịp để thực hành.
Cái khó của việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Nhật nói riêng là thuộc càng nhiều từ vựng càng tốt. Học mọi lúc mọi nơi. Lúc học: tập, sách, bút, bảng, bàn, ghế…Lúc ăn: chén, đủa, thịt, cá, rau…Lúc ngủ: giường, chiếu, chăn, màn…
Một việc không thể thiếu là quyển từ điển. Không phải một cuốn mà là nhiều cuốn (cuốn mang theo, cuốn để ở nhà…). Không chỉ bản in mà cả bản điện tử (kim từ điển, từ điển online). Nhiều người học ngoại ngữ lâu ngày mà không sở hữu một cuốn tự điển nào (!?).
Khi tra tự điển không có thì phải làm sao?
“Tra” không được thì “Vấn” Vấn là hỏi. Hỏi bạn, hỏi thầy, hỏi người Nhật.
Cái khó của việc không có môi trường thực hành. Nhiều người than không có dịp thực hành tiếng Nhật.
Nhưng tại sao vào lớp lại cứ nói tiếng Việt những câu có thể nói bằng tiếng Nhật? Khi xem các clip, các bạn chỉ xem lướt qua để nắm nội dung. Sao các bạn không tập nghe, không tra từ mới…mà chỉ xem phụ đề tiếng Việt? Nói chung bạn có thể hoàn toàn
tự học tiếng Nhật ở mức độ cơ bản. 
 
Học tiếng Nhật như thế nào 



Nói về “thú vị” khi học.
Cái thú vị đầu tiên là biết thêm một ngoại ngữ để giao tiếp.
Cái thú vị nữa là, càng học thì ta càng vỡ lẽ ra: mình chỉ dốt tiếng Nhật mà còn dốt cả tiếng Việt nữa. Nguyên do là trong tiếng Nhật hiện còn sử dụng chữ Hán (Kanji). Trong tiếng Việt, tuy hoàn toàn không còn viết chữ Hán nữa, nhưng trong lời nói còn rất nhiều từ gốc Hán (ước khoảng 6-70%). Chữ Hán là loại chữ vừa biểu âm vừa biểu ý. Nên rất thú vị.

Ví dụ: chữ “Thanh Niên” = 青年(せいねん seinen)
=Thanh nghĩa là màu xanh/còn non
=Niên nghĩa là Năm/Tuổi.
Vậy “Thanh Niên” nghĩa là những năm tháng còn tươi trẻ.
Những người mái tóc vẫn còn xanh…
Hoặc ta nói tiếng Việt không chính xác.
Thí dụ ta nói: “Siêu sao” là không chính xác.
Siêu=
là từ gốc Hán nghĩa là “Vượt trội”
“Sao” là chữ Nôm. Chữ Hán là
=Tinh (ほし)
Từ gốc Hán không đi kèm với gốc Nôm
Chữ “Siêu sao” nguyên là “Siêu Minh Tinh
 超明星 
dùng để chỉ các diễn viên màn ảnh nỗi tiếng (Super Star)
Và còn nữa, nào là “Siêu mõng”, “Siêu Thấm”, “Siêu rẻ”…

Tháo gỡ khó khăn trong việc học tiếng Nhật.
- Khó vì chữ viết không giống: Thực hành cho nhiều (viết+đọc)
Mới nhập môn ta học bộ chữ Hiragana (50 âm). 
Không chỉ học
あいうえお rời rạc, cố gắng nhớ từ vựng đi kèm nhớ mặt chữ.
Khi đã nhớ 5 mặt chữ (viết và đọc được) thì tiếng hành học từ vựng ngay.
Thí dụ: 
= bao tử/dạ dày / = bức tranh / あお=màu xanh / 
あい= tình yêu / うえ= phía trên…
- Khó vì thứ tự trong câu (cấu trúc câu) ngược với tiếng Việt.
không học từ vựng rời rạc rồi ghép thành câu như tiếng Việt được.
Hãy nắm vững ngữ pháp, nghĩa là cấu trúc từng loại câu.
Thí dụ ghép hai danh từ với trợ từ
. Cái này hay nhắm lẫn lắm.
Tạm dịch chữ
là “của”. 
Cấu trúc : A
B Không phải “A của B” theo cấu trúc tiếng Việt.
Phải là “B của A” theo cấu trúc tiếng Nhật. 
Một mẹo nhỏ là nhớ một câu.
Ông Suzuki là thầy của tôi. すずきさんは わたしのせんせい です。
わたし=Tôi / せんせい=thầy/cô. わたしのせんせい= thầy của tôi.
こいびと = người yêu. 
Bây giờ các bạn thuộc lòng câu: (Ai đó) là người yêu của tôi. 
Khi lúng túng, nhớ lại câu này thì sẽ đặt câu đúng.
Tóm lại, khó hay dễ, thú vị hay nhàm chán, thảy đều do mình. Trước hết, bạn hãy tự trả lời câu hỏi: “Học tiếng Nhật để làm gì?” “Tại sao học tiếng Nhật mà không phải là tiếng nước ngoài khác?”. Nghĩa là mình phải có mục đích rõ ràng cho việc học.  Đừng học thử xem tiếng Nhật như thế nào mà hãy tập trung xác định mục tiêu: Trong thời gian bao lâu, phải đạt được trình độ nào? Sau khi xác định mục tiêu các bạn hãy lên kế hoạch học nhé. Có thể đến các trung tâm tiếng Nhật để hoặc hoặc tự học tiếng Nhật.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét