Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Số giờ học tiếng Nhật của bạn là bao nhiêu?


Cần bao nhiêu thời gian để đạt được một trình độ nhất định
Đây là đề tài khá thú vị và có rất nhiều bạn hỏi mình. Bạn thường biện luận và bào chữa là "vì mình học tự nhiên nên không giỏi về ngôn ngữ" (?!).Nhưng khả năng ngôn ngữ là thứ chúng ta phải thường xuyên học thông qua đọc, viết, nghe, nói. Không ai có bộ não xuất chúng hơn người khác theo kiểu học 2 tháng là giỏi tiếng Nhật cả. Thường mọi người học nhanh hay chậm là do họ chăm chỉ và có học đúng phương pháp không mà thôi.
Điểm mấu chốt chính là: Số giờ mà bạn học tiếng Nhật
bảng chữ cái tiếng nhật

Tức là số giờ mà bạn lên lớp ngồi học và thực sự động não trong việc học, hay là số giờ mà bạn tự học (kể cả tra từ điển và đọc câu mẫu). Tự học thì đương nhiên là sẽ phải động não rồi. Còn nếu bạn đến lớp học mà chỉ ngủ hay đánh bài thì chắc chắn là không thể tính được. Nhiều bạn học tiếng Nhật rất dài lâu nhưng chẳng bao giờ thực sự học, hay vào những lớp quá chán nản và không có bài tập phù hợp rồi lại tự hỏi "Vì sao học mãi mà không giỏi tiếng Nhật?".


Bạn có thể học tiếng Nhật trong 8 tháng nhưng 1 tuần bạn học 2 buổi, 1 buổi bạn học 90 phút thì số giờ bạn học mới chỉ là 8 x 4 x 2 x 1.5 = 96 giờ. Đấy là nếu bạn đi học đầy đủ và không bùng tiết nào.

CỤ THỂ VỀ SỐ GIỜ HỌC TIẾNG NHẬT VÀ TRÌNH ĐỘ


N1
Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng
Đọc
* Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn.
* Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu
chuyện và ý đồ diễn đạt.
Nghe
* Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.
N2
Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng.
Đọc
* Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản... về các chủ đề đa dạng.
* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.
Nghe
* Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính.
N3
Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.
* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí
* Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình
huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác
Nghe
* Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.
N4
Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản.
Nghe
* Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.
N5
Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản.
Đọc
* Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, chữ katakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh oạt hàng ngày.
Nghe
* Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.

Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay: Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu). Mối quan hệ giữa các cấp độ mới (N=New, Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:

N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.
N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.
N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. (CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM)
N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.
N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.
Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.


Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.
Cấp độ
Kanji
Từ vựng
Nghe
Số giờ học
N5
~100
~800
Beginner (Bắt đầu)
150 (ước lượng)
N4
~300
~1,500
Basic (Cơ bản)
300 (ước lượng)
N3
~650
~3,750
Lower Intermediate (Hạ cấp)
450 (ước lượng)
N2
~1000
~6,000
Intermediate (Trung cấp)
600 (ước lượng)
N1
~2000
~10,000
Advanced (Cao cấp)
900 (ước lượng)


Như vậy là bạn có thể nắm được SỐ GIỜ BẠN CẦN HỌC để đạt tới một trình độ nào đó. Tất nhiên là nếu bạn học sơ cấp giáo trình ABC rồi, sau đó bạn lại học lại sơ cấp giáo trình đó thì không thể tính được ^^ Bạn phải học lên cao hơn.
Số giờ cần để đi du học là: 150 giờ. Đây là số giờ để bạn đạt được trình độ Beginner (Bắt đầu), tức là tương đương N5. Bạn cần có chứng nhận đã học 150 giờ và/hoặc bằng N5 để có thể đăng ký đi du học. Nếu bạn có bằng cao đẳng, đại học thì có thể được miễn điều khoản này nhưng NÊN HỌC ít nhất 150 giờ để hồ sơ dễ đậu hơn.


Bao lâu thì bạn sẽ giỏi tiếng Nhật?

Thông thường, để đạt tới trình độ N1 tức là có thể hiểu được nhiều tình huống tiếng Nhật (ở đây chưa nói tới giao tiếp nói chuyện) thì bạn phải học khoảng 900 giờ như ở bảng trên
Ví dụ, nếu bạn học khóa 1 năm tiếng Nhật dạng toàn thời gian  thì bạn sẽ học buổi sáng và chiều, từ 8 rưỡi tới 12 giờ và từ 1 rưỡi tới 5 giờ chiều, là tầm 7 tiếng/ngày.
Một tuần bạn học 7 x 5 = 20 tiếng. Một tháng bạn học khoảng 22 x 7 = 154 tiếng.
Một năm bạn chỉ học 8 tháng (vì 4 tháng là kỳ nghỉ) nên sẽ khoảng 154 x 8 = 1232 tiếng. Tuy nhiên, do còn phải học toán, lý, hóa, thời sự Nhật Bản, v.v... nên phải trừ hết các giờ này ra.
Số giờ học tiếng Nhật thực chất chắc là khoảng trên dưới 900 giờ học.

Nếu bạn đi du học tự túc: Thông thường bạn sẽ đi học một buổi ví dụ buổi sáng và buổi còn lại bạn làm thêm. Thế thì bạn sẽ học khoảng 4 tiếng/ngày.
Một năm bạn học 4 x 22 x 8 = 704 giờ/năm. Tất nhiên, số giờ thực chất chỉ tầm 500 giờ do bạn còn học các môn khác nữa. Do đó 2 năm bạn học tầm 1000 giờ tiếng Nhật. Nhiều bạn chỉ học tầm một năm rưỡi thì có thể học tầm 750 - 800 giờ tiếng Nhật.

Ở Việt Nam thì bạn sẽ mất nhiều thời gian học tiếng Nhật hơn nhiều do thời lượng học thường khá thấp, ví dụ bạn học 2 buổi/tuần trong 3 tháng: 2 x 1.5 x 7 x 3 = 63 giờ. Bạn phải học cỡ 10 lần như vậy mới đạt tới 600 giờ học tiếng Nhật. Đấy là không kể bạn cứ học xong rồi lại bỏ dở và khi quay lại thì lại học đúng cái cũ (để làm gì?!).

Kết luận: Hãy tính số giờ học tiếng Nhật (không tính việc cứ học đi học lại một nội dung) và đó là trình độ tương đối của bạn. Đó cũng là con số cụ thể nhất cho biết trình độ hiện tại của bạn. Chúc các bạn học tốt! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét